• Post category:Dầu Dừa

Dầu dừa là gì?

Dầu dừa là một loại dầu thực vật nguyên chất được ép từ trái dừa tươi.

Dầu dừa cũng giống như các loại dầu khác được ép từ những loại thực vật, ví dụ như ô liu, đậu nành, mè, gạo… Nó cũng là một thành phần có trong tự nhiên được chiết xuất thành dầu sau khi con người chế biến.

Dầu dừa là loại dầu nhẹ nhất trong các loại dầu, nó cũng có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất khoảng 35 – 40 độ và nhiệt độ đông cao nhất khoảng 20 – 22 độ.


Back to Index

Dầu dừa có mấy loại?

Dầu dừa được chia làm 2 loại chính: dầu dừa nguyên chất (màu trắng đục) và dầu dừa nguyên chất tinh luyện (màu vàng trong).


Back to Index

Dầu dừa lỏng hay đặc?

Tùy thuộc vào nhiệt độ trong phòng và thời tiết mà dầu dừa có thể tồn tại ở dạng đặc sệt (như kem) khi nhiệt độ dưới 25 độ C, hoặc tồn tại dạng lỏng khi nhiệt độ từ 25 độ C trở lên.


Back to Index

Thành phần cơ bản của dầu dừa?

  • Chuỗi axit béo trung bình (MCFAs). Hầu hết các chất béo chúng ta tiêu thụ là các axit béo chuỗi dài mà phải được chia nhỏ trước khi chúng có thể được hấp thụ. Dầu dừa chứa các axit béo chuỗi ngắn và trung bình, do đó có thể dễ dàng tiêu hóa và chuyển ngay đến gan để sản xuất năng lượng.
  • Axit Lauric 44,6 % (Axit Lauric biến thành hợp chất monolaurin với tác dụng chống các loại virus có lớp vỏ lipid chằng hạn như SARS và HIV. Monolaurin cũng phá hủy các loại vi khuẩn và nấm gây hại nhất định)
  • Axit Linoleic 21-22% (Một khi thiếu axit Linoleic và axit omega-6 béo khác trong chế độ ăn uống sẽ sinh ra những nguyên nhân như khô tóc, rụng tóc và làm lâu khỏi vết thương)
  • Axit Myristic 18,9%
  • Axit Palmytic 8,2%
  • Axit Caprylic 6%
  • Phenol
  • Phytosterol
  • Vitamin E

Back to Index

Dầu dừa có những chất dinh dưỡng nào?

Dầu dừa có nhiều chất dinh dưỡng bao gồm vitamin E, vitamin K, nhiều axit béo bão hòa, polyphenol, chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn, chống nấm… và các khoáng chất như sắt, canxi, magne. Ngoài ra dầu dừa còn có chứa monolaurin là một chất tăng cường miễn dịch rất tốt.


Back to Index

Dầu dừa nguyên chất có màu gì?

Dầu dừa nguyên chất có màu trắng đục, có khi hơi ngà chút xíu hoặc trong hơn. Dầu dừa nguyên chất ở trạng thái đông lại có màu trắng đục hơn.


Back to Index

Tính chất vật lý của dầu dừa nguyên chất?

Nhiệt độ nóng chảy: 24-25 o ­C (76 F). Điều kiện để tăng thời hạn sử dụng và bảo quản tốt nhất là lưu trữ ở dạng rắn tức là dưới 24,5 oC (76 oF). (Trong tủ lạnh)


Back to Index

Cách nhận biết dầu dừa 100% nguyên chất ?

  • Dầu dừa có màu vàng nhạt hoặc trắng ngà; sền sệt gần giống dầu ăn
  • Có mùi thơm đặc trưng của dừa, mùi của nhiệt đới.
  • Có thể sử dụng cả bôi hoặc ăn uống.
  • Nếu để dầu dừa ở nơi có nhiệt độ thấp hơn 25oC thì dầu sẽ đông đặc lại thành một khối có màu trắng.

Dầu dừa nguyên chất đạt chất lượng tốt thường có màu vàng nhạt hoặc trắng ngà. Đối với các loại có màu vàng đậm là do nấu ở nhiệt độ quá cao, làm giảm lượng dưỡng chất trong dầu. Còn trong veo như nước là loại dầu đã qua xử lý với chất tẩy không còn giữ được sự thuần khiết nữa.

Mùi thơm của dầu khá rõ rệt vậy nên nếu loại dầu dừa có mùi quá nhạt thì có thể đã bị pha tạp.

Một cách khá đặc biệt có thể đánh giá chất lượng dầu dừa đã tinh khiết chưa đó là dựa vào tính đông đặc của dầu dừa. Cụ thể nhiệt độ nóng chảy của dầu dừa là dưới 25oC còn của nước và một số chất lỏng thông thường khác là dưới 0oC vậy nên khi để dầu dừa ở nơi có nhiệt độ trong khoảng từ 1oC đến 25oC mà dầu dừa đông đặc toàn bộ nghĩa là đầu dừa không bị pha loãng. Còn nếu dầu dừa chỉ đông đặc một phần có nghĩa là dầu dừa đã bị pha.


Back to Index

Cách bảo quản dầu dừa?

Trong thời hạn sử dụng của dầu dừa, nếu bạn bảo quản đúng cách thì dầu dừa sẽ không bị hỏng. Thường bảo quản dầu dừa ở nhiệt độ thường hoặc bảo quản trong tủ lạnh là tốt nhất.

  • Bảo quản ở nhiệt độ thường: dầu dừa nguyên chất có thể để ở nhiệt độ thường, nhiệt độ phòng tới vài năm.
  • Bảo quản trong tủ lạnh: nếu để trong tủ lạnh thì dầu dừa sẽ đặc vào và còn có thể để lâu hơn thế nữa, khoảng 3-4 năm mà không ảnh hưởng đến chất lượng.

Lưu ý:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ trong khi sử dụng, không để dầu dừa lẫn tạp chất hoặc nước thì nó sẽ rất nhanh hỏng. Nên sử dụng tay sạch để lấy dầu dừa hoặc sử dụng muỗng để lấy. Chọn hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa không chứa BPA (BPA-free) đựng dầu dừa là tốt nhất.
  • Nếu dầu dừa không nguyên chất thì hạn sử dụng của nó ngắn hơn, bạn có thể thấy hiện tượng đổi màu, mùi vị hắc. Khi đó hãy đun sôi dầu dừa  thật kỹ để loại bỏ  tạp chất và tiếp tục sử dụng lại. Lúc này nên để vào tủ lạnh.

Back to Index

Dầu dừa có công dụng gì?

Dầu dừa có rất nhiều công dụng cho đời sống con người. Nó có những công dụng chính như sau:

  • Chế biến món ăn, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, giảm cân.
  • Chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ: làm đẹp da, tóc, móng.
  • Dùng làm dầu ăn dinh dưỡng, massage cơ thể, trị hăm tã, trị cứt trâu, dưỡng ẩm da cho trẻ em.
  • Chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và chữa một số bệnh viêm nhiễm.
  • Bảo vệ cơ thể, chống gốc tự do, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng và cung cấp năng lượng.
  • Dầu dừa còn có tác dụng phòng tránh và chữa một số bệnh như trĩ, tăng cường tiêu hóa, da nứt nẻ.

Chi tiết: 101 Tác Dụng, Cách Sử Dụng và Lý Do Nên Dùng Dầu Dừa.


Back to Index

Hạn sử dụng của dầu dừa là bao lâu?

Hạn sử dụng của dầu dừa nguyên chất thường là 2 năm.

Dầu dừa nguyên chất không có pha lẫn tạp chất thì có hạn sử dụng rất lâu, khoảng vài năm nếu được bảo quản dầu dừa đúng cách. Dầu dừa sử dụng được lâu hơn các loại dầu khác vì bản thân dầu dừa là những chất kháng khuẩn, chống nấm mạnh nên không bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn hay bị oxy hóa.

Dầu dừa nguyên chất được sản xuất tại cơ sở sản xuất thì có hạn sử dụng ghi rõ trên hộp, thường là 2 năm từ ngày sản xuất. Trên thực tế dầu dừa nguyên chất sử dụng được rất lâu nếu không có pha lẫn các thành phần khác thì có thể giữ được tới 4-5 năm.

Dầu dừa tự làm tại nhà thường có hạn sử dụng ngắn hơn, khoảng vài tháng đến 1 năm tùy theo cách làm của bạn có đảm bảo vệ sinh không. Nhưng tốt nhất là sử dụng trong vòng 1 tháng sau khi làm.

Nếu bạn nấu dầu dừa kỹ lưỡng để loại bỏ hết nước thì có thể dùng lâu hơn, khoảng 1 -2 năm khi bạn bảo quản dầu dừa đúng cách.


Back to Index

Uống dầu dừa có tác dụng gì?

  • Uống dầu dừa giúp giảm cân, tăng cường trao đổi chất.
  • Uống dầu dừa tăng cường sức khỏe cho cơ thể: cải thiện hệ tiêu hóa, chứng đau nửa đầu, cải thiện chức năng tuyến giáp, giải độc cơ thể.
  • Uống dầu dừa thay cho các loại dầu khác giúp chống lão hóa rất tốt vì nó có chứa chất chống oxy hóa cực mạnh.

Back to Index

Cách uống dầu dừa như thế nào?

Uống dầu dừa bằng cách ngậm dầu dừa hoặc nuốt luôn đều được, tuy nhiên bạn chỉ cần 1 – 3 muống cà phê dầu dừa trong một ngày là đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, không cần phải uống quá nhiều có thể làm tăng cân nặng và đầy bụng hơn.

Ngoài cách uống dầu dừa đơn giản, bạn có thể sử dụng dầu dừa như sau:

  • Trộn dầu dừa với salat rau để ăn trực tiếp
  • Thêm dầu dừa vào cháo cho em bé mỗi ngày
  • Sử dụng dầu dừa để nấu nướng và xào
  • Ướp thức ăn với dầu dừa

Back to Index

Dầu dừa có tác dụng phụ không?

Sử dụng dầu dừa không đúng cách có thể dẫn đến một số tác dụng phụ.

Dầu dừa hợp với đa số người tuy nhiên có những người có cơ địa đặc biệt không hợp dầu dừa hoặc sử dụng dầu dừa sai cách không tránh khỏi việc mang lại những tác dụng phụ.

Đọc thêm: Những Tác Dụng Phụ của Dầu Dừa


Back to Index

Dầu dừa tốt hơn dầu olive?

Nếu nói một cách tổng quan thì không thể so sánh được vì công dụng của chúng khá tương đương, ngay kể cả trong thành phần.

Tuy nhiên nếu xét trên khía cạnh làm đẹp thì Dầu Dừa có lợi thế hơn hẳn so với dầu olive.

  • Dầu dừa ít nhờn và mịn hơn dầu olive.
  • Dầu dừa có lượng chất béo hòa tan lớn hơn, và đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe.

Back to Index

Dầu dừa chữa được những bệnh ngoài da nào?

Những bệnh ngoài da có thể được điều trị với dầu dừa nguyên chất bao gồm:

  • Bệnh nấm da
  • Nứt gót chân, nứt tay
  • Nước ăn chân tay
  • Bị bỏng
  • Bị cháy nắng
  • Côn trùng cắn
  • Bệnh hăm tã ở trẻ em
  • Chống khô da, bong tróc da
  • Mụn trứng cá
  • Bệnh vẩy nến
  • Trĩ ngoại

Back to Index

Da dầu dùng dầu dừa được không?

Câu trả lời của chúng tôi là hoàn toàn được.

Đọc thêm: Da Dầu Có Nên Dùng Dầu Dừa Không?


Back to Index

Bôi dầu dừa lên mặt hàng ngày có tốt không?

Có. Tuy nhiên bạn cần lưu ý về một số tác dụng phụ nếu lạm dụng dầu dừa.

Đọc thêm:

9 Lý Do Nên Dùng Dầu Dừa Làm Đẹp và Chăm Sóc Da Mặt

Những Tác Dụng Phụ của Dầu Dừa

Da Dầu Có Nên Dùng Dầu Dừa Không?


Back to Index

Sử dụng dầu dừa chữa bệnh ngoài da như thế nào?

Đối với hầu hết các bệnh ngoài da không quá nghiêm trọng, dầu dừa có thể dùng thay cho hóa chất giúp da mau lành và không bị tổn thương. Bạn dùng dầu dừa nguyên chất được làm ấm và bôi trực tiếp vào vùng da đang gặp vấn đề.


Back to Index

Dầu dừa có gây nhờn, bám bụi và bắt nắng không?

Dầu dừa có đặc tính là rất ít nhờn, chỉ sau 1-2 phút sau khi bôi lên da, bạn có thể thấy da láng mịn chứ hoàn toàn không nhờn như các loại tinh dầu khác. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng khi ra ngoài mà không lo lắng gì về việc da nhờn hay bám bụi.

Còn việc bắt nắng thì sao? Nếu ai đã từng theo dõi Bear Grylls trên Discovery có thể thấy anh ấy dùng dầu dừa chống nước biển và tia UV của mặt trời khi lênh đênh trên biển. Ngoài ra dầu dừa cũng được thêm vào trong thành phần các sản phẩm kem chống nắng. Như vậy thì nói dầu dừa không những không bắt nắng mà còn là sản phẩm chống nắng tự nhiên và hoàn hảo.


Back to Index

Phòng tránh các tác dụng phụ của dầu dừa như thế nào?

Tác hại của dầu dừa phần lớn là lành tính và không nghiêm trọng tuy nhiên bạn cần lưu ý một số yếu tố sau khi sử dụng:

  • Kiểm tra xem dầu dừa có hợp với da không nếu bạn có da nhạy cảm.
  • Không nên sử dụng dầu dừa dưỡng tóc nhiều hơn 2 lần một tuần.
  • Uống một lượng dầu dừa vừa đủ mỗi ngày khoảng 10 ml rất tốt cho sức khỏe.

Back to Index

Chế biến dầu dừa như thế nào?

Có 2 phương pháp chế biến dầu dừa phổ biến:

Cách 1: Chế biến dầu dừa bằng phương pháp thủ công có đun lửa
Cách 2: Chế biến dầu dừa bằng phương pháp ép lạnh


Back to Index

Dùng dầu dừa dưỡng tóc thường khiến tóc bị bết, rất bất tiện, cách khắc phục?

Nên sử dụng bông tăm để chấm chứ không nên đổ dầu ra tay rồi xoa, vừa tốn dầu và hiệu quả lại không cao. Bạn nên chiết dầu ra 1 chén thủy tinh nhỏ, vừa đủ cho mỗi lần sử dụng. Dùng tăm bông chấm dầu dừa vào phần chân tóc và da đầu. Chỉ có cách này mới giúp dầu thấm sâu, giúp nuôi dưỡng và khôi phục mái tóc. Massage chừng 5-10p sẽ thêm hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể xoa dầu dừa lên toàn bộ thân tóc bằng cách bôi dầu dừa lên lược chải toàn bộ mái tóc (nên nhớ cách này chỉ giúp tóc mềm, mượt và dày hơn chứ không giúp tóc khỏe lên). Nên ủ qua đêm và gội sạch lại vào sáng hôm sau, nên gội lại 2 lần sẽ giúp tẩy sạch dầu dừa, không làm tắc phần chân tóc.


Back to Index

Dùng bông tăm dầu dừa để chải mi, nhưng thường bị dầu chảy vào mắt rất cay và khó chịu??

Bạn có thể làm theo cách này, nhỏ 1-2 giọt dầu dừa vào lòng bàn tay. Xoa đều chúng rồi lại xoa lên mắt (nên nhớ là nhắm mắt lại khi xoa) như vậy vừa có thể xoa được mi mà không lo dầu nhỏ vào mắt, mà đồng thời còn có thể chống thâm quầng mắt rất hiệu quả.


Back to Index

Dầu dừa có tác dụng dài mi, nhưng có giúp dày mi không?

Câu trả lời là có, vì cũng công dụng tương tự như tóc, dầu dừa nuôi dưỡng mi, giúp mi sẽ dài da và dầy lên trông thấy.


Back to Index

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Thông tin Name và Email là bắt buộc.